Kiểm định phương sai sai số thay đổi với SPSS (phần 1)

0h52 ngày 24.9.2019

Giả định phương sai của phần dư không đổi (đồng nhất)

Đây là 1 trong số những giả định của phương trình hồi quy OLS mà các bạn học thống kê hay gì gì đó chắc cũng đã từng nghe thấy nhưng không biết các bạn nhớ hay quên. Thực ra thì đa phần không cần nhớ làm gì cả



Để thực hiện kiểm định này thì có rất nhiều sách viết, tài liệu trên mạng rồi cả phần mềm nữa. Thế nên nếu tôi copy 1 bài viết vè nó post lên chỉ là để nó google đánh giá có cập nhật nội dung web thôi chứ xem chừng nó cũng chả để làm gì.

Nhưng tôi phải ngồi gõ những dòng này vì có một câu chuyện đã xảy ra. Mọi gạch đá tôi xin nhận, các bạn cứ lên facebook ném hết vào link sau

Làm sao để kiểm định phương sai phần dư đồng nhất sau khi thực hiện hồi quy trên spss?

Đến giờ tôi mới thực sự để ý thấy SPSS tích hợp các thống kê, kiểm định cho các giả định đa cộng tuyến hay tự tương quan nhưng hình như không đả động gì đến phương sai phần dư (cũng có thể tối không biết hết và cũng chưa nghiên cứu ra về cách sử dụng spss). Nhưng tối cũng không quan tâm lắm vì nếu cần kiểm định thì tôi đưa lên eviews mất chắc 20s chứ spss có đi nữa thì tôi cũng kệ.

Cũng một điều nữa là các bài nghiên cứu với spss cũng không thấy nói đến điều này. Tôi nghĩ thực ra cũng chả quan trọng. Mấy bài luận thì quan trong là cái phương pháp người ta nghiên cứu, nắm được hàm ý chính của dữ liệu là đủ rồi. Mấy cái kiểm định toán học tôi nghãi không nên đặt nặng quá. Nếu cần thật chính xác, tỷ mỉ thì có lẽ đây là công việc của những nhà toán học hay những người "làm trong ngành toán". Ngày đầu học về spss tôi cũng lần mò băng quyen giáo trình của NEU giới thiệu trên bản 16- toét cả mắt. Thế nên tôi nghĩ những người không chuyên thì lần mò chạy ra đến hồi quy, tìm cách đọc hiểu mấy giá trị sig, hệ sô chuẩn hóa, chưa chuẩn hóa,.... kiểm định này kia cũng là đáng ghi nhận

Nhưng đến một ngày

Tôi ngồi test 1 bộ dữ liệu với 1 ông anh. Cũng rất hy vọng một ngày nào đó ông anh đọc được bài viết này. Aanh ấy trình diễn cho tôi một phương pháp kiểm định phương sai phần dư đồng nhất trên spss khiên tôi phải thốt lên "Cái này mới này anh, em chưa biết". Tối vừa theo dõi vừa search ngay tài liệu trên Google và tối thực sự rất bất ngờ. Tối xin được tóm tắt nội dung và thao tác kiểm định này như sau
-----------------------------------------------------------------------------
Thực hiện lập ma trân tương quan giữa phần dư của phương trình hồi quy đa biên với các biến độc lập của phương trình hồi quy đa biến vừa rồi, sử dụng HỆ SỐ TƯƠNG QUAN HẠNG SPEARMAN. 

Nếu tồn tại 1 hệ số tương quan có ý nghãi thống kê (ví dụ sig <0,05 với mức ý nghĩa 5%) thì kết luận là PHƯƠNG SAI PHẦN DƯ CÓ SAI SÓ THAY ĐỔI.
----------------------------------------------------

Ông anh còn chụp cho tối xem mấy bài mẫu hay tài liệu  gì đó được in ra hẳn hoi, nói tham khảo mấy bên cũng thế rồi. Tôi cũng tìn được 2 link trên mạng nói về phương pháp này, xin trích nguồn:
https://www.phamlocblog.com/2018/04/kiem-dinh-phuong-sai-thay-doi-spss.html
http://chinhsuasolieu.com/tin-tuc-bai/Hoi-quy-va-do-tim-cac-vi-pham-gia-dinh-hoi-quy-trong-SPSS-12.html
Tôi thực sự choáng luôn. Thấy nó vô lý thực sự, không rõ cơ sở lý thuyết nào.

Tối hôm nay xong việc tôi lục lại sach SPSS của thầy Hoàng Trọng và cô Mộng Ngọc, .... Và tôi thấy nó được đề cập thật. Phần 2.1.7.2, trang 226- trang 228



Ở đây thì chỉ thấy nêu phương pháp mà không thấy cơ sở lý thuyết nào, có lẽ được dịch từ 1 tài liệu nào đó. Rất mong bạn nào đó có tài liệu về phương pháp này có thể gửi cho tôi qua link chia sẻ bài viết này trên facebook. https://www.facebook.com/hotronghiencuu/posts/930163630666277



Thực ra đây là lần đầu tối nghe đến kiểm định này. Trong sách cũng nói rõ là có thể áp dụng cái này cho cỡ mẫu nhỏ, còn với các mẫu lớn thì hãy áp dụng các kiểm định chuẩn tác White hay Glesjer, Breusch – Pagan, ...

Nếu với một mẫu lớn mà vẫn cố tình làm bằng phương pháp Tương quan hạng Spearman thực sự cần phải xem xét.

Sau khi tìm kiếm 1 số tài liệu thì tôi cũng đã có thấy những vị dụ áp dụng phương pháp này. Tối sẽ tiếp tục xem xét và sẽ có 1 bài bình luận trong thời gian sắp tới.

Ở bài sau tôi xin hướng dẫn kiểm định phướng sai sai sô thay đổi bằng tay dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS.

Xem tiếp phần 2: https://www.hotronghiencuu.com/2019/09/kiem-dinh-phuong-sai-sai-so-thay-doi-voi-spss-2.html
Share on Google Plus

Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu

Email: dichvuspss@hotronghiencuu.com / phantichso247@gmail.com
Phone 24/7: 086 978 6862 (Mr Hùng)
Viết luận văn thuê trọn gói 0924 04 03 88 (Ms. Bông) Email: Bong.4388@gmail.com
Từ khóa: dịch vụ spss | phân tích spss | hỗ trợ spss | dịch vụ dữ liệu

***Dịch vụ SPSS- AMOS- SmartPLS***

Hotline, zalo: 086 978 6862.

Link zalo:https://zalo.me/0869786862

Quét mã QR để kết bạn ZALO.Vui lòng kết bạn trước khi nhắn tin. Để có phản hồi nhanh nhất hãy gọi thẳng số điện thoại bên trên 24/7


Nếu không thể tìm thấy zalo bạn có thể chat qua messeneger:https://www.messenger.com/t/manhhungdigi

Email: phantichso247@gmail.com

Rất mong nhận được nhiều bình luận từ các bạn!
Xin vui lòng chú ý một số điều sau
  1. Các bạn có thể bình luận với tài khoản Google, tài khoản tùy chọn (tên, địa chỉ) hoặc ẩn danh
  2. Nếu thực sự quan tâm một chủ đề nào đó, khi bình luận xong hãy nhân vào nút "Thông báo cho tôi" ở góc dưới. Khi đó nếu có các bình luận và thảo luận mới về chủ đề này sẽ có thông báo gửi đến email của bạn
  3. Nếu cần hỗ trợ, hãy để lại số điện thoại. Nên chủ động gửi tài lệu về Hỗ Trợ Nghiên Cứu
  4. Các bình luận spam, có lời lẽ không phù hợp sẽ bị chặn

2 nhận xét:

  1. Rất mong nhận được nhiều phản hồi và bình luận từ các bạn!

    Trả lờiXóa
  2. đang google lướt qua cũng thấy hay đó. nhiều kiểm định nổi tiếng mà bấy bài spss k bao giờ thấy đề cập

    Trả lờiXóa