Kiểm định White trên SPSS | Kiểm định phương sai sai số thay đổi với SPSS (phần 3)

Đây là bài viết thứ 3 trong loạt bài viết : Kiểm định phương sai sai số thay đổi với SPSS

Xem các kiểm định phương sai sai số thay đổi được tích hợp trên spss26 trở đi tại đây: https://ungdung.hotronghiencuu.com/kiem-dinh-phuong-sai-sai-so-thay-doi-tren-spss

Bài viết này viết khi SPSS chưa tích hợp một kiểm định phương sai sai số thay đổi chính thống nào nên tác giả giới thiệu cách làm bán thủ công như 1 tài liệu để các bạn tham khảo. 

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn thao tác kiểm định White không có tích chéo (đơn giản nhất) với sự hỗ trợ của SPSS, Excel.

Xem thêm: 

----------------------------------------------

Các bạn nên mở bài viết này với bài viết ở phần 2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi với SPSS (phần 2) song song trên 2 Tab để đối chiếu quy trình

Kiểm định White với SPSS

Trong ví dụ này tối sử dụng bảng dữ liệu có 427 quan sát với 6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc

Bước 1: Hồi quy bội với SPSS và lưu lại phần dư ei

Các thao tác như hồi quy thông thường, nhung tại Menu Save các bạn chọn lưu lại phần dư nữa là được nhé
 Ở đây phần mềm sẽ lưu lại phần dư. Với lần lưu đầu tiên biên này là RES_1, nếu lưu nhứng lân sau nó sẽ là RES_2, RES_3, ...
Nếu không thích tên này thì các bạn quay lại cửa sổ Variable View rồi đổi thành cái gì cũng được cho dễ gọi, dễ gõ. Ở đây mình đổi nó thành E


Bước 2: Tính giá trị bình phương của phần dư vừa thu được và bình phương tất cả các biến độc lập

Tôi thì ưa thích copy ra excel tính rồi copy lại spss và đổi tên biến, vừa nhanh vừa đỡ phải gõ lệnh lâu la.
Nếu các bạn dư thơi gian ngồi gõ lệnh trên SPSS thì tao tạo biên mới tại cửa số Transform ---> Caculate Variable 
Mình thống nhất đặt X1^2=XX1, X2^2=XX2,..... E^2=EE nhé

Sau khi xong ta thu được các biến mới như hình

Bước 3: Ước lương hàm hồi quy phụ và thu được R ² 

Biến phụ thuộc: EE
Biến độc lập: X1, X2, X3, X4, X5, X6, XX1, XX2, XX3, XX4, XX5, XX6
R ²  thu được bằng 0,035

Bước 4: Kiểm định giả thuyết

 χ²qs = nR ²    =427*0,035 = 14,945 . Ở đây n=427 là cỡ mẫu, hay còn gọi là số quan sát

Tra bảng tính sẵn có χ² α (k-1)= χ² 0,05 (12) = 21,03

Nhận thấy χ²qs  < χ² α (k-1) nên chấp nhận H0. Vậy kết luận với mức ý nghĩa 5% mô hình không vi phạm giả định phương sai sai số thay đổi.

Nếu muốn thức hiện các kiểm định khác các bạn có thể làm tương tự nhé.
Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi các bạn có thể tim đọc thêm tài liệu. Một dịp rảnh nào đó có thể tôi lại nông nổi chém gió về nó
Nhớ rằng nếu mô hình có khuyết tật thì phải tìm cách khắc phục chứ không phải vứt nó đi nhé!

Bảng tính sẵn thống kê χ² 


Share on Google Plus

Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu

Email: dichvuspss@hotronghiencuu.com / phantichso247@gmail.com
Phone 24/7: 086 978 6862 (Mr Hùng)
Viết luận văn thuê trọn gói 0924 04 03 88 (Ms. Bông) Email: Bong.4388@gmail.com
Từ khóa: dịch vụ spss | phân tích spss | hỗ trợ spss | dịch vụ dữ liệu

***Dịch vụ SPSS- AMOS- SmartPLS***

Hotline, zalo: 086 978 6862.

Link zalo:https://zalo.me/0869786862

Quét mã QR để kết bạn ZALO.Vui lòng kết bạn trước khi nhắn tin. Để có phản hồi nhanh nhất hãy gọi thẳng số điện thoại bên trên 24/7


Nếu không thể tìm thấy zalo bạn có thể chat qua messeneger:https://www.messenger.com/t/manhhungdigi

Email: phantichso247@gmail.com

Rất mong nhận được nhiều bình luận từ các bạn!
Xin vui lòng chú ý một số điều sau
  1. Các bạn có thể bình luận với tài khoản Google, tài khoản tùy chọn (tên, địa chỉ) hoặc ẩn danh
  2. Nếu thực sự quan tâm một chủ đề nào đó, khi bình luận xong hãy nhân vào nút "Thông báo cho tôi" ở góc dưới. Khi đó nếu có các bình luận và thảo luận mới về chủ đề này sẽ có thông báo gửi đến email của bạn
  3. Nếu cần hỗ trợ, hãy để lại số điện thoại. Nên chủ động gửi tài lệu về Hỗ Trợ Nghiên Cứu
  4. Các bình luận spam, có lời lẽ không phù hợp sẽ bị chặn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét