Biểu đồ hình tròn này được thực hiện trên Google Sheets, cho thấy doanh số bán hàng sụt giảm của các ngày trong tuần. Bạn có thể nhanh chóng thấy rằng hầu hết các ngày đều ngang nhau, ngày thứ sáu là ngày trong kinh doanh tốt nhất.
Khi tôi có một danh sách dữ liệu lớn, tôi thường xuyên cho nó vào một biểu đồ để phân tích. Nếu tôi đang tìm kiếm khuynh hướng, hoặc phần lớn nhất, nó sẽ nhanh chóng hiện ra trong biểu đồ. Biểu đồ thể hiện tất cả các ý nghĩa về dữ liệu của bạn.
Một trong những công cụ yêu thích của tôi để tạo biểu đồ là Google Sheets. Nó miễn phí và sử dụng trực tiếp trong trình duyệt, vì vậy không có cần phải mua các công cụ khác như Microsoft Excel.
Trong hướng dẫn này, tôi sẽ dạy cho bạn cách sử dụng Google Sheets để dễ dàng tạo ra các biểu đồ hấp dẫn.
Hướng dẫn nhanh cách tạo biểu đồ với Google Sheets (Xem và tìm hiểu)
Nếu bạn muốn bắt đầu với các biểu đồ trong Google Sheets, kiểm tra video hướng dẫn bên dưới. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một biểu đồ đầu tiên bên trong Google Sheets.Hướng dẫn bên dưới có nhiều ví vụ hơn về cách sử dụng biểu đồ trên Google Sheets. Đọc để trở thành chuyên gia về dữ liệu trực quan.
Cách tạo biểu đồ đầu tiên với Google Sheets
Nếu bạn chưa có tài khoản Google, hãy bắt đầu tìm đến trang Google Drive homepage. Bạn có thể đăng nhập với tài khoản Google đã có hoặc bắt đầu tạo miễn phí.1. Tạo một Sheet
Sau khi bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google Drive, hãy tạo ra một sheet mới bằng cách nhấp vào New và chọn Google Sheets. Việc này sẽ tạo một bảng tính mới, có thể thêm dữ liệu, và xây dựng các biểu đồ bằng cách sử dụng dữ liệu đó.1. Thêm dữ liệu
Mỗi biểu đồ bắt đầu với dữ liệu bên trong một sheet. Mỗi bản ghi phải có dòng riêng của nó trong bảng tính.Nếu bạn muốn biểu đồ hiển thị bản tóm tắt dữ liệu, hãy chắc chắn và nhóm dữ liệu trước khi tạo một biểu đồ mới. Ví dụ: Tổng hợp kết quả của bạn theo tháng thay vì sử dụng riêng mỗi ngày sẽ giúp cho biểu đồ của bạn đẹp và sạch sẽ.
3. Làm nổi bật dữ liệu
Sau khi bạn đã đăng nhập dữ liệu bên trong bảng tính, hãy chọn các cột mà bạn muốn bao gồm bên trong biểu đồ của bạn. Cách mà tôi yêu thích là click vào tiêu đề cột (những đường thẳng dọc với các chữ cái ở trên) và làm nổi bật chúng.Cách tốt nhất để làm nổi bật toàn bộ cột. Bằng cách này, thêm dòng vào dữ liệu sau đó sẽ tự động kể cả dữ liệu trong biểu đồ, và nó sẽ cập nhật theo thời gian thực.
Bạn cũng có thể đánh dấu các cột mà bạn muốn bao gồm dữ liệu. Click vào một cột trong biểu đồ, và sau đó giữ Ctrl trên Windows (Cmd trên máy Mac) và nhấp vào cột tiêu đề khác.
4. Chọn Insert > Chart
Một khi bạn đã chọn dữ liệu, tìm trình đơn Insert ngay trên bảng tính. Chọn Chart để chèn biểu đồ vào trang Google Sheets.5. Chọn định dang biểu đồ Google Sheets
Bây giờ, bạn đã đưa ra biểu đồ trên Google Sheets, bạn có thể lựa chọn giữa nhiều định dạng biểu đồ khác nhau. Loại biểu đồ bạn chọn nên dựa trên các định dạng dữ liệu mà bạn đang thực hiện, và cách bạn muốn trình bày dữ liệu (Thêm khoảng một phút.)Sau khi bạn khởi động trình biên tập biểu đồ, có một vài tab để tạo ra các biểu đồ đầu tiên của bạn. Một số tính năng yêu thích của tôi về Sheets là nó đề nghị các loại biểu đồ. Nó thực sự nhìn vào dữ liệu bạn đã chọn, và đề nghị một biểu đồ phù hợp với cấu trúc dữ liệu. Tab Recommendations có chứa một số ý tưởng và các biến thể để trình bày dữ liệu của bạn.
Nếu bạn không thích những đề nghị, hãy chọn trình đơn Chart Types để lựa chọn tất cả các định dạng biểu đồ. Bạn có thể chọn form một loạt các loại biểu đồ, và cũng như mỗi loại biểu đồ có sự thay đổi nhẹ (như đường thẳng mượt mà thay vì lởm chởm cho biểu đồ đường thẳng.)
Bạn cũng có thể lựa chọn Customization để tinh chỉnh bài thuyết trình về biểu đồ của bạn. Tôi thích chèn biểu đồ của tôi trước tiên, và sau đó chỉnh nó khi cần thiết.
6. Tùy biến Google Chart
Sau khi bạn đã đặt biểu đồ của bạn vào Google Sheets, bạn có thể tuỳ chỉnh để xem chính xác cách bạn muốn, bao gồm cập nhật cả tiêu đề của biểu đồ và thay đổi phong cách trình bày.Để truy cập vào các tùy chọn chỉnh sửa, nhấp chuột phải (control click trên máy Mac) vào biểu đồ mới đặt của bạn và chọn Advanced Edit. Việc này mở các tùy chọn chỉnh sửa biểu đồ để thiết kế biểu đồ theo ý thích của bạn.
Có một danh mục các tùy chọn để tuỳ chỉnh biểu đồ của bạn, khác nhau, từ việc thay đổi tiêu đề của biểu đồ hoặc màu sắc của đường thẳng. Dưới đây, bạn có thể thấy một ví dụ về chỉnh sửa biểu đồ:
Chú ý rằng bạn cũng có thể chuyển trở lại tab Chart types trên trình đơn nếu bạn muốn thay đổi toàn bộ biểu đồ.
Bạn đã tạo ra biểu đồ đầu tiên trên Google Sheets. Bây giờ, đó là thời gian để suy nghĩ về cách tốt nhất để sử dụng chúng và mỗi loại khác nhau như thế nào. Hãy tiếp tục tìm hiểu.
4 loại Google Charts phổ biến (Và trường hợp sử dụng chúng)
Google Sheets cho phép bạn tạo ra một loạt các biểu đồ khác nhau. Dưới đây là các ví dụ trực quan của từng loại biểu đồ với hướng dẫn khi sử dụng từng loại.1. Line Charts - Biểu đồ đường
- Trường hợp sử dụng - Để chỉ cho khán giả của bạn dữ liệu đã thay đổi theo thời gian như thế nào .
- Ví dụ - Hiển thị các chi phí tiền lương của công ty, từ tháng này sang tháng kia.
2. Area Charts - Biểu đồ vùng
- Trường hợp sử dụng - Hai phần có liên quan bổ sung vào tổng cộng.
- Ví dụ - Hiển thị tổng số chi phí nhân viên bằng cách tổng tiền lương và phúc lợi.
Sheets có nhiều cách để trình bày khu vực biểu đồ khác nhau. Trong ví dụ trên, tôi đã có chi phí nhân viên của tôi minh họa trong biểu đồ. Sự kết hợp của tiền lương và phúc lợi là tổng số chi phí nhân viên.
3. Column Charts / Bar Charts - Biểu đồ cột
- Trường hợp sử dụng - Hiển thị chiều cao của mỗi mục, và so sánh nó với các thứ có liên quan
- Ví dụ - Sử dụng một biểu đồ thanh xếp chồng lên nhau để đại diện cho các giá trị của doanh số hàng ngày, dễ dàng so sánh nó với những ngày khác.
4. Pie Charts - Biểu đồ tròn
- Trường hợp sử dụng - Hiển thị những phần liên quan tới.
- Ví dụ - Hiển thị tỷ lệ phần trăm của bạn tiêu tốn trên từng dự án.
Biểu đồ tròn trên Google Sheets tự động sẽ giúp bạn tính toán tỷ lệ phần trăm. Đưa dữ liệu của bạn trong hai cột và tạo ra một biểu đồ tròn để tự động chia lên giá trị của bạn vào từng loại.
Loại Chart Type trên Google Sheets nên sử dụng?
Lựa chọn biểu đồ bất kỳ dựa vào mỗi cá nhân, có nhiều kiểu chúng có thể sử dụng cho dữ liệu của bạn. Nó rất dễ dàng để chuyển đổi giữa các kiểu biểu đồ hoặc tinh chỉnh chi tiết cụ thể trong Sheets.Thủ thuật hàng đầu cho việc sử dụng biểu đồ là bắt đầu bằng cách tưởng tượng về những gì bạn đang cố gắng để nói với khán giả. Suy nghĩ về ý nghĩa của dữ liệu đó, và chọn Google chart bằng cách truyền đạt thông điệp đó.
Kết luận
Nhiều người công nhận họ tiếp nhận bằng thị giác. Tôi nghĩ rằng, những phần tốt nhất về biểu đồ là kiến thức về chúng mà chúng ta học và hiểu theo những cách khác nhau. Khán giả của bạn thích nhìn đầy đủ trực quan, và biểu đồ có thể giúp tìm đến thông điệp của bạn.Envato Tuts + có nguồn lực phong phú về bảng tính và bản trình bày. Kiểm tra các hướng dẫn sau để tiếp tục học:
- Lợi thế của Google Sheets là khả năng kết nối với các dịch vụ web khác, giống như Google Finance.
- Sheets cũng cho phép bạn kết nối với các dịch vụ khác bằng cách sử dụng IFTTT như Twitter, Dropbox, và nhiều thứ khác.
Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu
Xin vui lòng chú ý một số điều sau
- Các bạn có thể bình luận với tài khoản Google, tài khoản tùy chọn (tên, địa chỉ) hoặc ẩn danh
- Nếu thực sự quan tâm một chủ đề nào đó, khi bình luận xong hãy nhân vào nút "Thông báo cho tôi" ở góc dưới. Khi đó nếu có các bình luận và thảo luận mới về chủ đề này sẽ có thông báo gửi đến email của bạn
- Nếu cần hỗ trợ, hãy để lại số điện thoại. Nên chủ động gửi tài lệu về Hỗ Trợ Nghiên Cứu
- Các bình luận spam, có lời lẽ không phù hợp sẽ bị chặn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét