Cách mạng công nghiệp 4.0 - Doanh nghiệp Việt cần làm gì?


Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những biến động lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. 
1.      Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh số 4.0 chính vì trước đây đã có 3 cuộc cách mạng tương tự từng diễn ra:
Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 (1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại;
Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 (1870) khi loài người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh hơn;
Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 (1969) xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ chúng ta có được nhờ cuộc cách mạng này.
Cách mạng công nghiệp 4.0: Phát triển trên 3 trụ cột chính đó là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật Lý => Xóa nhòa các danh giới => Kết nối vạn vật lại với nhau.


2.      Một số vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chỉ mới diễn ở giai đoạn đầu, nhưng có thể khẳng định rằng, những thành tựu đột phá mà nó mang là không thể phủ nhận. Đi theo đó là rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam.
2.1.           Cơ hội
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người thường chỉ có trong thời gian giới hạn. Chính vì vậy, việc các công nghệ cao và máy móc thông minh sẽ tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách tận dụng những lợi thế mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.
Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như khu vực
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam có thể đón nhận những cơ hội khác từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, như tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu; cung cấp sản phẩm dịch vụ qua biên giới dễ dàng với chi phí thấp...
2.2. Thách thức
Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu tiềm lực đầu tư về vốn, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới. Nhiều doanh nghiệp còn bị động với các xu thế mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô hình sản xuất kinh doanh.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, với nhiều hạn chế cơ bản như quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, mức vốn chỉ ở mức từ 04 đến 07 tỷ đồng/doanh nghiệp; trình độ khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu... Cùng với đó, 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990; khoảng 75% số máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, với những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những đổi thay hằng ngày về mặt công nghệ trong cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, buộc các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh (Thái Linh, 2017).


3.      Doanh nghiệp cần làm gì?
Để có thể tận dụng những cơ hội mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại đưa doanh nghiệp phát triển hơn thì các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc cải cách
Các doanh nghiệp phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh...
Tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần phải phát triển các kỹ năng mới cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức.
Doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ, máy móc, tự động hóa trong sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ mới
Ngoài ra, cần phải có sự kết nối, liên minh giữa các doanh nghiệp với nhau để có thể cùng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh.


Share on Google Plus

Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu

Email: dichvuspss@hotronghiencuu.com / phantichso247@gmail.com
Phone 24/7: 086 978 6862 (Mr Hùng)
Viết luận văn thuê trọn gói 0924 04 03 88 (Ms. Bông) Email: Bong.4388@gmail.com
Từ khóa: dịch vụ spss | phân tích spss | hỗ trợ spss | dịch vụ dữ liệu

***Dịch vụ SPSS- AMOS- SmartPLS***

Hotline, zalo: 086 978 6862.

Link zalo:https://zalo.me/0869786862

Quét mã QR để kết bạn ZALO.Vui lòng kết bạn trước khi nhắn tin. Để có phản hồi nhanh nhất hãy gọi thẳng số điện thoại bên trên 24/7


Nếu không thể tìm thấy zalo bạn có thể chat qua messeneger:https://www.messenger.com/t/manhhungdigi

Email: phantichso247@gmail.com

Rất mong nhận được nhiều bình luận từ các bạn!
Xin vui lòng chú ý một số điều sau
  1. Các bạn có thể bình luận với tài khoản Google, tài khoản tùy chọn (tên, địa chỉ) hoặc ẩn danh
  2. Nếu thực sự quan tâm một chủ đề nào đó, khi bình luận xong hãy nhân vào nút "Thông báo cho tôi" ở góc dưới. Khi đó nếu có các bình luận và thảo luận mới về chủ đề này sẽ có thông báo gửi đến email của bạn
  3. Nếu cần hỗ trợ, hãy để lại số điện thoại. Nên chủ động gửi tài lệu về Hỗ Trợ Nghiên Cứu
  4. Các bình luận spam, có lời lẽ không phù hợp sẽ bị chặn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét